1. Thế nào là tình trạng “hậu covid-19”
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì đa số người bệnh hồi phục hoàn toàn sau khi mắc COVID-19, nhưng có khoảng từ 10 đến 20% bị ảnh hưởng lâu dài biểu hiện ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng thì gọi đó là tình trạng hậu COVID-19.
Bệnh sau khi mắc COVID là một loạt các vấn đề về sức khỏe mới, mà mọi người có thể gặp phải trong khoảng bốn tuần trở lên sau lần đầu tiên bị lây nhiễm vi-rút COVID-19, thậm chí những người không có các triệu chứng COVID-19 trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần sau khi bị lây nhiễm có thể có các biểu hiện hậu COVID-19. Những tình trạng này có thể xuất hiện rất đa dạng có thể đồng thời cùng một lúc hoặc trong khoảng thời gian khác nhau.
Tình trạng hậu COVID-19 là có các biểu hiện bệnh sau khi mắc COVID- 19 có thể được biết đến với các tên khác nhau như di chứng COVID, hội chứng COVID kéo dài, COVID-19 hậu cấp tính, tác động lâu dài của COVID hoặc COVID mạn tính.
Hiện nay, các chuyên gia trên toàn thế giới đang nỗ lực tìm hiểu thêm về các ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn đối với sức khỏe liên quan đến COVID-19. Tính đến tháng 7 năm 2021 hội chứng “COVID kéo dài,” còn gọi là di chứng hậu COVID có thể được coi là một dạng khuyết tật theo Đạo luật về người khuyết tật Hoa Kỳ (ADA).
Còn theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa hậu covid -19 là tình trạng bệnh lý xuất hiện ở những người trong tiền sử nhiễm SARS-COVID2, thường xuất hiện trong vòng 3 tháng sau khi khởi phát covid 19 với triệu chứng có tác động đến cơ thể và kéo dài ít nhất 2 tháng. Các triệu chứng và ảnh hưởng của nó cũng cần chú ý chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.
2. Các biểu hiện của tình trạng hậu covid-19
Một số người có thể gặp phải một số triệu chứng ngay từ khi mắc covid 19 và có thể kéo dài nhiều tuần hay nhiều tháng kể từ lần đầu tiên bị nhiễm vi-rút gây bệnh COVID-19 nhưng cũng có thể phát sinh hoặc tái phát triệu chứng ở giai đoạn hồi phục.
Không giống như một số loại hội chứng hậu bệnh lý khác có xu hướng chỉ xảy ra ở những người đã bị bệnh nặng, còn hậu covid-19 có thể xảy ra với bất kỳ ai đã bị mắc COVID-19, ngay cả khi bị bệnh nhẹ, hoặc thậm trí trong thời gian mắc bệnh họ không có triệu chứng thì vẫn có thể bị “Hậu COVID-19” với các biểu hiện sau:
– Khó thở hoặc hụt hơi
– Mệt mỏi hay chóng mặt
– Các triệu chứng sẽ trầm trọng hơn sau các hoạt động thể chất hoặc tinh thần (hay còn gọi là tình trạng khó chịu sau khi gắng sức)
– Khó suy nghĩ hay tập trung (đôi khi còn được gọi là “sương mù não”)
– Ho
– Đau ngực hoặc dạ dày
– Đau đầu
– Tim đập nhanh hoặc đập thình thịch (còn được gọi là trống ngực)
– Đau cơ hay khớp
– Cảm giác tê râm ran
– Tiêu chảy
– Gặp vấn đề về giấc ngủ
– Sốt
– Chóng mặt khi đứng dậy (choáng váng)
– Phát ban
– Thay đổi tâm trạng
– Thay đổi về vị giác và khứu giác
– Thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt.
Ở những người mắc tình trạng hậu covid-19 sẽ ảnh hưởng rõ rệt tới các hoạt động trong cuộc sống, ảnh hưởng cả trong công việc, nội trợ và sinh hoạt hằng ngày.
Chúng ta cần chú ý tới những ảnh hưởng đa cơ quan của COVID-19
Một số người đã từng mắc bệnh do COVID-19 nặng gặp phải các ảnh hưởng đa cơ quan hoặc bệnh tự miễn dịch trong một thời gian dài kèm theo các triệu chứng kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi mắc COVID-19. Ảnh hưởng đa cơ quan có thể tác động tới nhiều các cơ quan hệ thống trong cơ thể, bao gồm các chức năng tim, phổi, thận, da và não.
Các tình trạng tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch của bạn tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể do nhầm lẫn, gây viêm hoặc tổn thương mô ở những bộ phận cơ thể. Mặc dù rất hiếm nhưng một số người, chủ yếu là trẻ em, gặp phải hội chứng viêm đa hệ thống trong hoặc ngay sau khi nhiễm COVID-19. Hội chứng viêm đa hệ thống là tình trạng khi đó các bộ phận cơ thể khác nhau bị viêm. Hội chứng này có thể dẫn đến các tình trạng sau khi mắc COVID nếu tiếp tục gặp các ảnh hưởng đa cơ quan hoặc có các triệu chứng khác.
Cuối cùng ta cần chú ý tới ảnh hưởng khi bệnh nặng phải nhập viện do COVID-19
Nhập viện và mắc các bệnh nghiêm trọng liên quan đến phổi do COVID-19 có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe như suy nhược nặng và kiệt sức trong thời gian hồi phục. Ảnh hưởng của việc nhập viện cũng có thể bao gồm hội chứng hậu săn sóc đặc biệt ở phòng hồi sức cấp cứu, tức là các ảnh hưởng sức khỏe bắt đầu khi một người ở trong phòng săn sóc đặc biệt và có thể vẫn tồn tại sau khi xuất viện.
Những ảnh hưởng này có thể gồm suy nhược cơ thể nặng, ảnh hưởng đến trí nhớ, tư duy và rối loạn căng thẳng sau sang chấn tâm lý. Hiện khó có thể biết liệu những triệu chứng này là do ảnh hưởng của việc nhập viện, tác động kéo dài của vi-rút hay do cả 2 yếu tố này hay không.
Ngoài ra, những tình trạng này cũng có thể phức tạp hơn do các tác động khác liên quan đến đại dịch COVID-19, bao gồm các yếu tố khác ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần do bị cách ly y tế, tình hình kinh tế của bản thân và gia đình bị ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch và thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe để quản lý các bệnh đồng mắc hoặc các bệnh tiềm ẩn. Những tác nhân này ảnh hưởng tới cả những người đã từng mắc hoặc chưa từng mắc COVID-19.
3. Bạn nên làm gì khi có biểu hiện của tình trạng “hậu covid-19”
Khi bạn thấy có những biểu hiện trên sau khi mắc COVID-19, bạn nên tìm đến nhân viên y tế. Các bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh và hướng dẫn điều trị triệu chứng và những chăm sóc sức khỏe cần thiết. Hiện nay, việc điều trị tình trạng hậu COVID 19 là điều trị không đặc hiệu, có nghĩa là điều trị triệu chứng, chăm sóc toàn diện, phục hồi chức năng.
Hiện nay, chúng ta còn đang tiếp tục nghiên cứu xem tại sao một số người lại mắc tình trạng này, trong khi đa số không mắc, cơ chế bệnh sinh dẫn đến tình trạng này ra sao và cách xử trí điều trị tốt nhất cho tình trạng này.
4. Phòng ngừa tình trạng “hậu covid-19”
Cách tốt nhất để ngăn ngừa các di chứng COVID là phòng ngừa tránh mắc bệnh COVID-19. Với những người đủ điều kiện, hãy tiêm vắc-xin chống lại COVID-19 ngay khi có thể là cách tốt nhất để phòng tránh COVID-19 và cũng có thể giúp những người xung quanh quý vị.
Để ngăn chặn đại dịch, hãy tận dụng tất cả các công cụ trong hộp công cụ của chúng tôi:
5. Những cách quan trọng để làm chậm sự lây lan của COVID-19
- Tiêm vắc-xin COVID-19 càng sớm càng tốt.
- Đeo loại khẩu trang che kín mũi và miệng để bảo vệ bản thân và người khác.
- Giữ khoảng cách 2m với những người không sống cùng quý vị.
- Tránh đám đông và những không gian trong nhà bị thông gió kém.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Sử dụng dung dịch sát trùng tay nếu không có xà phòng và nước.
6. Bảo hiểm Dai-ichi Life giúp bạn khắc phục tình trạng “hậu covid-19” như thế nào?
Như chúng ta đã thấy ngoài những ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe thì tình trạng “hậu covid-19” cũng gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến kinh tế của bản thân và gia đình. Chính vì vậy covid-19 khiến nhiều người thiếu khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe để có thể khám chữa và phát hiện các bệnh đồng mắc hoặc các bệnh tiềm ẩn của biến chứng hậu covid.
Nhưng với sản phẩm Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu của Dai-ichi bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về vấn đề tài chính, cũng như khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cao cấp với chi phí chỉ bằng 10% thu nhập hàng tháng của bạn.
Với những ưu điểm vượt trội như:
- Bảo vệ tới 1 tỉ đồng/bệnh/thương tật bao gồm cả ung thư, bệnh hiểm nghèo. Không giới hạn số bệnh, số lần chi trả.
- Chi trả 100% viện phí tại TẤT CẢ các bệnh viện trên toàn quốc từ tuyến quận, huyện trở lên (bao gồm trong nước và quốc tế).
- Chỉ cần nằm viện 12h trở lên khách hàng đã được thanh toán quyền lợi nội trú.
- Chi trả 100% chi phí điều trị ung thư (xạ trị/hóa trị).
- Thời gian loại trừ các bệnh đặc biệt ngắn chỉ còn 90 ngày.
Thẻ chăm sóc sức khỏe toàn cầu sẽ giúp bạn trang trải toàn bộ chi phí điều trị nếu phải nằm viện điều trị các bệnh liên quan đến biến chứng “hậu covid-19”. Xem thêm về các quyền lợi của thẻ chăm sóc sức khỏe toàn cầu Dai-ichi tại đây hoặc đặt lịch tư vấn để chúng tôi hỗ trợ bạn tìm hiểu nhanh chóng nhất.
HÃY ĐỂ DAI-ICHI BẢO VỆ BẠN VÀ GIA ĐÌNH
VỚI MỨC PHÍ PHÙ HỢP VỚI HOÀN CẢNH THỰC TẾ CỦA MÌNH
Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và cùng bạn thiết kế những gói bảo hiểm phù hợp và tối ưu nhất căn cứ theo mong muốn và điều kiện tài chính của bạn.